Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Cách phòng ngừa và hạn chế khô khớp

Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acid hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. 

Đầu tiên là phải phát hiện nguyên nhân phòng ngừa và hạn chế khô khớp khô khớp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Thứ hai là phải dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Đó là các thuốc chống thoái hóa khớp, chứa các thành phần của sụn khớp như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau, bôi trơn khớp kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm do thuốc tiêm vào kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh.

Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Chúng ta cần tích cực điều trị và dự phòng khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.

Cách phòng ngừa và hạn chế khô khớp
Cách phòng ngừa và hạn chế khô khớp


Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương. Thấp khớp ở trẻ em http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-dang-thap-o-tre-em.html

Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách. Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. 

Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Bạn nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Bệnh Gout ảnh hưởng thế nào tới xương khớp

Bệnh gout ảnh hưởng tới xương khớp gây đau đớn và ảnh hưởng trầm tới cuộc sống của các bệnh nhân mắc phải. Ngày xưa có thể nói bệnh gout thường thường được gọi là bệnh của người nhà giàu, trong thời kì phong kiến thì hầu như bệnh gout hay mắc ở vua chúa, quan lại giàu có. 

Nhưng ngày theo nhiều chứng minh cho thấy rằng các bệnh gout mắc phải là do người ăn quá nhiều thực phẩm có chứa acid uric mà chất này thường có trong những loại thực phẩm đắt tiền nên thường mắc ở những người giàu có là vì vậy. Bệnh nếu không được điều trị bệnh gout hợp lý có thể gây biến dạng xương khớp và có thể gây liệt khớp.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh gout

Người ta đã phát hiện đối với những người mắc bệnh gout thì khi xét nghiệm sẽ phát hiện trong cơ thể lượng acid uric tăng cao. Có thể là do ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như: Thịt, cá, nấm, tôm, cua..một phần uống bia rượu.

Một nguyên nhân nữa là bệnh gout có thể mắc phải ở một số người mắc bệnh suy thận, hoặc các bệnh giảm chức năng của thận do lượng acid trong cơ thể cần được đào thải ra bên ngoài qua thận nhưng do chức năng thận bị suy giảm hạn chế sự bài tiết nên lượng acid uric được giữ lại trong máu có thể hình thành nên bệnh gout.

Bệnh Gout ảnh hưởng thế nào tới xương khớp
Bệnh Gout ảnh hưởng thế nào tới xương khớp 


Bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

Bệnh gout có thể ảnh hưởng như thế nào tới xương

Bệnh gout dễ thấy nhất đó chính là các cơn đau dữ dội, bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Các cơn đau có thể kéo dài và dai dẳng. 

Sau khi cơn đau nặng nhất giảm xuống, một số cơn đau khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau đó cơn đau sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến nhiều khớp. Các khớp sẽ thấy sưng đỏ bởi đó chính là hiện tượng của viêm các khớp, khớp bị ảnh hưởng hoặc khớp trở nên sưng đỏ và đau. 

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên mà không có các biện pháp điều trị thì bệnh có thể gây nên viêm xương khớp mãn tính và gây biến dạng các khớp, sẽ không còn cử động được. gây liệt khớp không hồi phục. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới hệ xương khớp và cần được điều trị sớm và kết họp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để có điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Viêm dây thần kinh cánh tay

Trong quá trình sinh hoạt hay làm việc người bệnh có thể bị chấn thương các vùng vai khiến cho xương đòn bị gãy, rạn… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây thần kinh cánh tay và có thể dẫn tới viêm dây thần kinh cánh tay.

Viêm dây thần kinh cánh tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên phải kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

Thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm đốt sống cổ làm cho dịch chèn ra ngoài và chèn vào dây thần kinh cánh tay, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm dây thần kinh cánh tay.

Tuổi tác là một nguyên nhân rất lớn và có thể làm đau bất cứ dây thần kinh nào trong đó hoàn toàn có thể gây đau dây thần kinh cánh tay. Tay liên tục phải làm việc cho dù người bệnh tuổi tác có cao nên đây là một nguyên nhân khá phổ biến.

Liệt thứ phát sau can thiệp phẫu thuật chi trên cũng là một nguyên nhân hoàn toàn có thể gây ra bệnh viêm dây thần kinh cánh tay.

Bệnh viêm dây thần kinh cánh tay ban đầu có những biểu hiện khá đơn giản như đau cánh tay một vài chỗ, lâu ngày những cơn đau sẽ đến nhiều hơn với tần suất nhanh hơn và đau hơn, các cơn đau chạy dọc theo cánh tay, nhức nhối và khó chịu bên tay đau.

Viêm dây thần kinh cánh tay
Viêm dây thần kinh cánh tay


Tay bị đau khi làm việc hoặc cầm các đồ vật nặng.

Lâu dần,tay đau sẽ bị đau và cứng khi vận động, tay cử động khó khăn và bất tiện trong quá trình sinh hoạt, cũng như làm việc.

Khi bệnh chuyển nặng, tay đau có thể bị thoái hóa khớp, teo và liệt nếu không kịp thời điều trị.

Trước khi điều trị bệnh đau dây thần kinh cánh tay, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tình trạng bệnh của mình. Khi biết rõ tình trạng bệnh mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Đau mắt cá tay http://coxuongkhoppcc.com/dau-mat-ca-tay.html

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền và cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Khi sử dụng phương pháp châm cứu, các mạch máu nhanh chóng được lưu thông, khí huyết được di chuyển liên tục, giảm đau, mang đến sự dễ chịu cho người bệnh. Khi bị bệnh viêm dây thần kinh cánh tay nếu liên tục thực hiện phương pháp châm cứu sẽ nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh.

Uống thuốc giảm đau giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau một cách nhanh chóng, tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau phải tuân theo hướng dẫn của bác sỹ nếu không dễ bị ảnh hưởng tới gan, thận, hệ tiêu hóa… Hơn nữa, thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh nên phối hợp sử dụng các phương pháp cùng hỗ trợ.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Biểu hiện đau dây thần kinh tọa thể phong hàn

Khi bị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn người bệnh sẽ có cảm giác tê bì tay chân, cơn đau thường xuất hiện ở vùng mông đùi, vùng thắt lưng, … Cơn đau có thể lan dần ra bàn tay và mu bàn chân, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc sinh hoạt cuộc sống.

Nguyên nhân chính khiến người bệnh bị đau dây thần kinh tọa phong hàn đó là do thay đổi thời tiết. Khi trời chuyển lạnh người bệnh dễ bị cúm và cảm lạnh. Đặc biệt ở người già, tuổi cao, sức đề kháng kém dễ bị cảm lạnh nhất nên cũng là đối tượng dễ bị chứng đau dây thần kinh tọa phong hàn nhất.

Bệnh đau dây thần kinh tọa phong hàn cũng cần được điều trị dứt điểm để tình trạng bệnh không tái phát nhiều lần. Mỗi lần bị đau dây thần kinh tọa phong hàn dễ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay cáu gắt.

Người bệnh sẽ có cảm nhận đau rõ rệt khi dùng tay nhấn vào các vị trí như đùi, cẳng chân, ….
Ngoài ra, khi bị đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sợ lạnh, trong trường hợp thời tiết vẫn lạnh thì những cơn đau còn xuất hiện dài ngày.

Biểu hiện đau dây thần kinh tọa thể phong hàn
Biểu hiện đau dây thần kinh tọa thể phong hàn

Điều đầu tiên để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh nên đi kiểm tra bác sĩ để được chẩn đoán và được điều trị thích hợp. Không nên để bệnh tình lâu mới đi khám sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, thời gian điều trị sẽ lâu hơn.

Khi bị đau dây thần kinh tọa phong hàn người bệnh có thể xoa bóp, bấm huyệt để giảm những cơn đau nhức mỏi. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều người thích sử dụng phương pháp châm cứu. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả cao và có tác dụng trực tiếp với người bệnh.

Khi bị bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên tham việc, làm việc quá sức hay mang vác đồ vật nặng.

Có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Vận động với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản.